Đăng ký / Đăng nhập
Giỏ hàng

TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG HỒ SO

16/12/2021 | 1090
Đồng hồ so là gì? Đồng hồ so được sử dụng như nào? Đó chính là một số thắc mắc khi nhắc đến thiết bị đồng hồ so. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng của đồng hồ so nhé.

Đồng hồ so là gì?

Đây là thiết bị dùng để gắn vào đầu đo của thước đo cao (nếu cần rà độ phẳng theo chiều dọc) hoặc các thiết bị khác để hỗ trợ kiểm tra mặt phẳng. Ngoài ra còn dùng để so sánh các vị trí với nhau hoặc với các điểm chuẩn có độ nhạy cảm cao, dùng để kiểm tra độ sai lệch hình dạng, hình học và vị trí của chi tiết như: độ côn, độ song song, vuông góc, độ không đồng trục,…

Bằng phương pháp so sánh, thiết này có thể kiểm tra lại hàng loạt kích thước khi kiểm tra thực tế. Đo một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Ứng dụng nhiều cho các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng,…

Đồng hồ so là dụng cụ đo chuẩn xác tới tận 0.01, 0.001mm. Ngoài ra, còn có loại cho phép đo chuẩn xác hơn.

Cấu tạo

Các bộ phần cấu tạo nên thiết bị này bao gồm: mặt số, vỏ, tay cầm, thanh đo ống dẫn hướng thanh đo, kim chỉ số vòng quay, vít hãm, kim và một vài bộ phận khác.

Phân loại đồng hồ so

Chúng ta có thể phân loại dựa vào nhiều yếu tố như hình thức bên ngoài, cấu tạo đồng hồ và phạm vi đo lường. Chủ yếu được phân làm hai loại chính như sau:

Đồng hồ so cơ khí

Loại tiêu chuẩn:

Đầu đo và trục đo không cố định một chỗ, có thể di chuyển lên hoặc xuống. Trong đó vạch đo có chia giao động từ 0,01mm – 0,002mm. Phạm vi đo có thể đo trong phạm vi từ 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1 – 10mm

Loại chân gập:

Loại chân gập (hay chân què) áp dụng nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy để khuếch đại được sự di chuyển của đầu đo. Trong một không gian nhỏ hẹp mà không thể sử dụng được đồng hồ so loại tiêu chuẩn. Người ta có thể nghĩ ngay tới loại đồng hồ so này vì nó có đầu đo nhỏ gọn và tư thế đo có thể thay đổi linh hoạt. Người dừng có thể tự do để phù hợp với các góc đo khó khăn, phức tạp.

Loại lớn (loại dài):

Khác với hai loại trên, đồng hồ so loại đo lớn là đồng hồ so có phạm vi đo lớn như đúng tên gọi của nó. Phạm vi đo từ 20mm – 100mm và độ chia vạch đo từ 0.01mm.

Dạng điện tử:

Các thông số kỹ thuật đều được xác định dưới dạng điện tử có thể áp dụng trên mọi địa hình to nhỏ. Không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như đồng hồ so cơ khí.

Cách sử dụng

Khi hiểu được nguyên lý hoạt động, ta có thể học được cách sử dụng của đồng hồ so một cách dễ dàng. Dưới đây là cách sử dụng căn bản nhất:

  • Xác định không gian thực hiện đo, chọn đồng hồ so, chọn vị trí đo, và vật đo.
  • Nếu sử dụng đồng hồ so cơ khí, ta nên kiểm tra lại kim chỉnh đồng hồ để chắc chắn rằng đồng hồ so vẫn hoạt động tốt.
  • Khi đã xác định được vật đo, ta gắn cố định đồng hồ so vào chúng và điều chỉnh thang đo về “0”. Điều chỉnh lại vị trí tiếp xúc của các vật cần đo và đọc số đo trên mặt đồng hồ.
  • Cách đặt đồng hồ đo: tùy thuộc vào vị trí của chi tiết đo mà ta tiến hành điều chỉnh vị trí của đồng hồ đo thích hợp, thanh đo cần đặt vuông góc với bề mặt đo.
  • Cách đọc số: số nguyên mm được đọc theo kim chỉ số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được 1 vạch thì thanh đo dịch chuyển 1mm. Phần trăm mm đọc theo kim chỉ trên kích thước lớn.

Ngoài ra với loại đồng hồ so điện tử thì giá trị đo được hiện thị ở dạng số trực tiếp và việc đọc giá trị đo trở nên rất đơn giản.



Bài viết liên quan
 CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI HÀN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Tin tức đào tạo
Lỗi mối hàn (khuyết tật hàn) thường xuất hiện trong quá trình gia công hàn do kỹ thuật hàn còn non kém của thợ hàn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo hoặc do vấn đề về kết cấu trong khi thao tác hàn. Hoặc nói, trong quy trình hàn, kích thước và hình dạng của cấu trúc kim loại bị thay đổi. Nguyên nhân có thể là do quy trình hàn chưa đúng hoặc do áp dụng phương pháp hàn chưa chuẩn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng nói về các lỗi thường gặp khi hàn.
LỖI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÚC NHỰA VÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN (P3)
Tin tức đào tạo
Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về lỗi Bavia và vết đen trong quá trình đúc và cách cải tiến nó. Phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lỗi quen thuộc khác nữa mà cũng hay gặp. Nào chúng ta cùng tìm hiểu thêm về lỗi trong đúc nhựa nhé!
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA MÁY CNC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (P1)
Tin tức đào tạo
Ngày nay thì gia công CNC đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Hôm nay mình viết bài viết về một số lỗi CNC và cách khắc phục sự cố với lỗi thường gặp nhé
5 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐÁNH GIÁ MÁY CMM CHO NHÀ XƯỞNG
Tin tức đào tạo
Bí quyết để chọn đúng loại máy CMM cho nhà xưởng, phù hợp với dây chuyền sản xuất là gì? Để chọn được loại máy thực sự phù hợp, ta phải nắm được nhu cầu ứng dụng, giải pháp đáp ứng được nhu cầu và làm sao để lựa chọn đưa ra luôn “đi tắt đón đầu” thời đại.
SỰ KHÁCH BIỆT GIỮA MÁY ĐO TOẠ ĐỘ 3 CHIỀU THỦ CÔNG VÀ MÁY ĐO TOẠ ĐỘ 3 CHIỀU TỰ ĐỘNG
Tin tức đào tạo
Trên thực tế, có rất ít sự khác biệt giữa CMM thủ công và tự động. Nói một cách đơn giản, CMM sử dùng để đo hàng loạt. Việc vận hành thông qua các chương trình được lập trình. Máy CMM thủ công chủ yếu sử dụng cho việc đo đơn chiếc hoặc số lượng không lớn. Tuy nhiên, CMM thủ công sử dụng con người để xác định và di chuyển tọa độ, do đó, kiểm tra thủ công thường chậm hơn nhiều so với kiểm tra tự động, nhưng phạm vi đo áp dụng tương đối lớn hơn.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHỌN VÀ SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ SO
Tin tức đào tạo
Đồng hồ so là một thiết bị đo cầm tay được sử dụng khá nhiều trong các phòng QA,QC. Nhưng bạn đã sử dụng đúng hay chưa thì bạn nên thận trọng. Trong bài viết này bạn có thể kiểm tra xem mình có mắc lỗi nào đó khi sử dụng đồng hồ so không nhé.
Mạng xã hội
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Zalo

(84) 896 555 247