Đăng ký / Đăng nhập
Giỏ hàng

Cách hiệu chuẩn panme đo ngoài

12/05/2025 | 33
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.

Giới thiệu về panme đo ngoài

Panme đo ngoài là một công cụ đo lường chuyên dụng dùng để đo kích thước của vật thể, có thể có dạng hình trụ, hình ống hoặc hình chữ nhật. Nó có khả năng đo chính xác tới từng micromet. Thiết bị này được đánh giá là sở hữu nhiều ưu điểm hơn các loại công cụ đo lường khác vì tính tiện lợi cũng như giá cả phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Panme đo ngoài có hai loại là cơ khí và điện tử. Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể chọn lựa loại panme phù hợp.
Cấu tạo của panme gồm: đầu đo tĩnh, đầu đo di động, thước chính, thước phụ, tay xoay/ núm vặn, chốt khó/ vít hãm và khung.

PANME ĐO NGOÀI CƠ KHÍ 103-139-10, 50-75MM/0.01

Cách bảo quản panme

Được ưa chuộng bởi tính chính xác cao và sự tiện lợi của mình, panme đo ngoài được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: cơ khí chế tạo, tiêu chuẩn chất lượng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sửa chữa bảo trì,...
Vì hoạt động trong môi trường nhà xưởng nên panme cần được bảo quản đúng cách để giữ được độ chính xác trong quá trình đo.

Một số lưu ý khi bảo quản panme:
✅Lau sạch mọi vật thể trước khi đo bằng panme
✅Tuyệt đối không dùng panme khi vật thể chưa ngừng chuyển động
✅Không sử dụng panme đo các vật thể thô, các vật thể bụi bẩn.
✅Không vặn ống vặn của thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo
✅Hạn chế lấy panme ra khỏi vị trí đo khi đang đọc kích thước.
✅Tránh để panme ở nơi nhiều bụi, ẩm mốc khiến thiết bị bị mài mòn hoặc bị gỉ sét.

Quy trình hiệu chuẩn panme đo ngoài:

Phương tiện tham gia hiệu chuẩn: Bộ căn mẫu chuẩn, bộ kính phẳng song song, thiết bị cần hiệu chuẩn.
Thao tác chuẩn bị: 

  • Luôn đeo găng tay khi thao tác với các căn mẫu chuẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ các căn mẫu chuẩn
  • Vệ sinh các đầu đo UTT
  • Đặt UTT và căn mẫu chuẩn trong phòng đo ít nhất 1 giờ trước khi hiệu chuẩn
  • Kiểm tra tình hình chung của thiết bị đo.

Tiến hành kiểm tra, đo lường:
Bước 1: Xác định độ không phẳng của mặt đo:
Đặt sát tấm kính phẳng vào từng mặt đo của thước vặn, sao cho số vân giao thoa xuất hiện ít nhất và đếm số vân giao thoa.
 Nếu các vân giao thoa là những đường vòng cung thì tính độ không phẳng bằng công thức:


Trong đó: 
a: khoảng cách giữa 2 vân giao thoa liên tiếp
b: độ cong của vân giao thoa
: bước sóng ánh sáng, đối với ánh sáng trắng là 0,6 m


Trường hợp các vân giao thoa là những đường tròn khép kín, sử dụng công thức:

 để tính độ không phẳng.
P: độ không phẳng của mỏ đo
m: số vân giao thoa đếm được
Trường hợp các vân giao phân bố không đều về 2 phía của đường hoặc điểm tiếp xúc, lấy cái có nhiều số vân giao thoa hơn. Kế đó, tính độ không phẳng bằng công thức (1) hoặc (2)
PANME ĐIỆN TỬ CHỐNG BỤI CHỐNG NƯỚC 0-25mm/0.001mm

Bước 2: Xác định độ không song song:
Lần lượt đặt các tấm kính tiếp xúc vào 2 mặt đo, sao cho dưới tác dụng lực đo của thước vặn, tổng số vân giao thoa xuất hiện ít nhất.
Độ không song song được tính bằng công thức: 

S: Độ không song song
m1 và m2: số vân giao thoa trên hai mặt đo
 

Bước 3: kiểm tra độ chính xác trên thang đo:

  • Chỉnh thước vặn về vị trí 0
  • Chọn kích thước căn mẫu chuẩn gần giá trị 25%, 50%, 75%, 100% phạm vi đo của UUT.
  • Kẹp 2 đầu đo ngoài của UUT vào căn mẫu chuẩn để đo kích thước

Ghi nhận các giá trị.
– Cần lưu ý đầu đo ngoài: phải song song với mặt đo của căn mẫu chuẩn.

– Mỗi điểm kiểm tra đo lặp lại 5 lần.

– Thực hiện tương tự cho các điểm cần kiểm của UUT.

Bước 4: kết thúc hiệu chuẩn.
Sau khi hoàn thành hiệu chuẩn thiết bị, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận hiệu chuẩn và báo cáo đầy đủ để có thể lưu trữ dữ liệu từ đơn vị hiệu chuẩn. 

>>> Xem thêm: Bảng giá Panme đo ngoài

V - Proud cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn cho khách hàng giúp đảm bảo độ chính xác của thiết bị trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng và kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu sai số, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và uy tín của doanh nghiệp. Với phương châm “Chính xác – Tin cậy – Kịp thời”, chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình tối ưu hoá quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.

 


CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD

Địa chỉ: Lô A-23 Xuân Phương Garden, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0896 665 247

Email: xinchao@v-proud.vn



Bài viết liên quan
MarForm MMQ 400-2 – Giải pháp đo hình dạng và vị trí chính xác cho sản xuất công nghiệp
Tin tức đào tạo
Trong thời đại sản xuất công nghiệp 4.0, khi chất lượng là yếu tố sống còn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc kiểm soát hình học hình dạng và vị trí của chi tiết không còn là tùy chọn mà đó là bắt buộc. MarForm MMQ 400-2 đến từ Mahr – Đức là thiết bị đo kiểm hình học tiên tiến hàng đầu, được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu đo chính xác trong các ngành công nghiệp ô tô, hàng không, y tế, cơ khí chính xác và khuôn mẫu.
Hệ thống đo lường Equator™ 300 giúp cắt giảm thời gian đo lường các bộ phận ô tô tới 80%
Tin tức đào tạo
Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe điện và hybrid, yêu cầu về độ chính xác, tốc độ đo kiểm, và khả năng truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên khắt khe hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô không chỉ phải đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất, mà còn phải tối ưu hóa hiệu suất kiểm tra trong môi trường sản xuất biến động nhiệt.
Mahr Conturo C100 – Thiết bị kiểm tra biên dạng cho các chi tiết cơ khí chính xác
Tin tức đào tạo
Trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, việc kiểm tra biên dạng của các chi tiết có hình dạng phức tạp là điều rất quan trọng. Mahr Conturo C100 chính là thiết bị lý tưởng cho phép đo lường biên dạng một cách chính xác và nhanh chóng, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI SOI NỔI & VỆ SINH KÍNH ĐÚNG CÁCH
Tin tức đào tạo
Để khai thác tối đa tiềm năng của kính hiển vi soi nổi trong công nghiệp, việc nắm vững cách sử dụng và bảo quản thiết bị là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách vận hành kính hiển vi soi nổi một cách hiệu quả và phương pháp vệ sinh đúng chuẩn, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng hình ảnh luôn tối ưu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÍNH HIỂN VI SOI NỔI
Tin tức đào tạo
Từ lâu, kính hiển vi đã trở thành một dụng cụ vô cùng quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Nhờ có thiết bị này, chúng ta có thể nhìn rõ và nghiên cứu chuyên sâu cả những thứ vô cùng nhỏ bé như vi mạch điện tử, tế bào sinh học, cấu trúc vật liệu,... Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, kính hiển vi không chỉ dừng lại ở vai trò quan sát đơn thuần mà còn trở thành một công cụ đo lường và phân tích mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Cảm biến - sensor là gì? Các loại cảm biến thông dụng trong công nghiệp
Tin tức đào tạo
Cảm biến (sensor) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của công nghệ hiện đại. Chúng có mặt ở tất cả những nơi công nghệ đặt chân tới, từ những chiếc điện thoại thông minh cho tới những hệ thống tự động hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất. Vậy cảm biến là gì và được ứng dụng như thế nào?
Mạng xã hội
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Zalo

(84) 896 555 247