Các đầu dò điện tử với ưu điểm nổi trội về độ phân giải cao, độ tuyến tính tuyệt vời và tốc độ ghi nhận date cực cao, đã được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi trong đo lường, đặc biệt lĩnh vực tự động hoá.
Việc sử dụng các robot tự động ngày càng được ứng dụng rộng rãi và chứng minh được hiệu quả. Robot sẽ khắc phục lỗi do con người, giảm sự phụ thuộc vào sức người và đặc biệt là tăng hiệu suất công việc lên rất nhiều lần.
Các robot lắp đặt dùng cơ chế nén khí, thủy lực hay điện trong hệ thống lắp đặt tự động thường sử dụng cảm biến moment xoắn để đưa bộ phận và vị trí cần lắp đặt.
Cảm biến moment xoắn thường đáp ứng phần lớn các yêu cầu của hệ thống, tuy nhiên nó lại không thể chỉ ra chắc chắn các bộ đã được lắp đặt đúng vị trí hay chưa.
Ví dụ: Đối với các tu vít đơn giản có thể tạo ra đủ moment xoắn để cho biết chi tiết đã được lắp đặt vào vị trí, tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, chi tiết vẫn chưa được đặt đúng vị trí một cách thật chính xác.
Việc không xác định được các trường hợp lỗi lắp đặt có nghĩa là sản phẩm lỗi đã lọt qua quy trình kiểm tra chất lượng!
Việc cần làm hết sức đơn giản là trang bị thêm một đầu dò để xác định chính xác vị trí lắp đặt. Việc trang bị thêm cảm biến LVDT thường được lựa chọn trong trường hợp các dây truyền lắp đặt cơ điện tử có tần suất lớn, hoặc các thiết bị nhỏ, dễ bị hư hại và yêu cầu độ chính xác cao.
Mặc dù việc trang bị thêm một cảm biến chuyển vị LVDT vào hệ thống sẽ yêu cầu cao hơn khi lắp đặt (yêu cầu về sự căn chỉnh) nhưng nó lại mang lại lợi ích đáng kể về mặt tiết kiệm chi phí và đặc biết là không có tiếp xúc với các bộ phận chuyển động, Ít nhất nó cũng giúp tăng tuổi thọ cho các robot lắp đặt tự động.
Ví dụ, thực tế người ta sẽ lắp đặt cảm biến vị trí vào robot lắp đặt như hình dưới đây.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực tự động hoá, thì các phép đo kiểm trực tiếp trên dây chuyền sản xuất ngày càng phổ biến.
Không ai muốn tạm dừng dây chuyền sản xuất vì muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm, chu kỳ sản xuất một sản phẩm từ các khâu đầu tiên đến khâu kiểm tra hoàn thiện sản phẩm đều cần phải được tối ưu.
Việc kiểm soát các kích thước trong quá trình sản xuất cho phép doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất: nhanh hơn, tốt hơn và thông minh hơn.
Trong các môi trường sản xuất công nghiệp hết sức khắc nghiệt thì việc đấu nối đầu dò và dụng cụ đo rất nhanh hỏng.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần một đầu dò đảm bảo độ chính xác cao và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
Đầu dò dòng AT của Hãng Solartron là một ví dụ, nó có khả năng đo các phép đo cực khó ngay trên dây chuyền sản xuất. Ngoài ra nó còn có thể sử dụng cho các phép đo như độ dài, đường kính, đo nhiều thông số,...
(84) 896 555 247