Đăng ký / Đăng nhập
Giỏ hàng

Sản xuất thông minh: Xu hướng hội nhập thời 4.0

30/11/2021 | 407
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo nên cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Trong đó, sản xuất xuất thông minh đang phát triển rầm rộ và trở thành một xu thế tất yếu. Vậy sản xuất thông minh là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với các ngành công nghiệp sản xuất và các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sản xuất thông minh là gì?

Khái niệm sản xuất thông minh là gì? (smart manufacturing) bao hàm việc ứng dụng công nghệ thông tin tới mọi khía cạnh của quy trình sản xuất hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian và bảo vệ môi trường. Trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất thông minh chính là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ sản xuất để tối ưu hóa các quy trình nhằm đáp ứng sự biến đổi năng động của thị trường. Trong sản xuất thông minh, mọi thứ được kết nối thông qua các thiết bị như cảm biến hoặc RFID. Các sản phẩm, công đoạn sản xuất, máy móc, công cụ… được tổ chức và liên lạc với nhau để nâng cao sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất trong một hay thậm chí nhiều nhà máy, nhiều công ty.

Sản xuất thông minh đang ngày càng được ứng dụng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Số hóa thiết kế sản phẩm đã giúp Goodyear – hãng lốp xe hơi hàng đầu thế giới – giảm tổng thời gian thiết kế sản phẩm mới từ 3 năm xuống 1 năm và giảm chi phí phát triển – kiểm thử lốp từ 40% xuống 15% ngân sách dành cho R&D. Quá trình thiết kế được số hóa kết hợp với tính toán về độ bền và vật liệu trong sản xuất máy bay cho phép Airbus A320 cắt giảm khoảng 500kg/máy bay. Nhờ đó mỗi máy bay sẽ giảm phát thải 166 tấn CO2 mỗi năm.

Sản xuất thông minh là xu thế tất yếu

Theo nhận định và phân tích của các chuyên gia và các nhà kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Nền sản xuất “tự động” đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sẽ chuyển sang nền sản xuất thông minh. Sự ra đời của hàng loạt công nghệ số hóa như kết nối internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (Al) hay điện toán đám mây (Cloud computing)… của cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình thành nên một nền sản xuất đặc biệt, đó là sản xuất thông minh.

Sản xuất thông minh bao hàm việc ứng dụng công nghệ thông tin tới mọi khía cạnh của quy trình sản xuất hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất thông minh, mọi thứ được kết nối thông qua các thiết bị cảm biến. Bởi vậy, các sản phẩm, công đoạn sản xuất, máy móc, công cụ… được tổ chức và liên lạc với nhau để nâng cao sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất trong một hay thậm chí nhiều nhà máy, nhiều công ty. Hiện sản xuất thông minh đang ngày càng được ứng dụng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Các nhà máy thông minh với các công nghệ đột phá làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng và hiệu quả khác biệt, vượt trội. Do đó, nguồn lao động giá rẻ đang mất dần lợi thế trong công nghiệp do tự động hóa, robot hóa, đòi hỏi phải có chính sách bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời, các hoạt động tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên từng bước được thay thế bằng những nguồn vật liệu tổng hợp mới. Những tiến bộ lớn về công nghệ trong sản xuất năng lượng tái tạo đang nhanh chóng làm giảm giá thành, từ đó giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Khái niệm sản xuất thông minh là gì? không còn xa lạ và  sản xuất thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là tất yếu trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất với việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất, tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh hơn, tự ra quyết định trong các điều kiện sản xuất phức tạp nhằm tăng chất lượng và năng suất, đồng thời tiết kiệm nhân công và năng lượng, bảo vệ môi trường, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp



Bài viết liên quan
MarForm MMQ 400-2 – Giải pháp đo hình dạng và vị trí chính xác cho sản xuất công nghiệp
Tin tức đào tạo
Trong thời đại sản xuất công nghiệp 4.0, khi chất lượng là yếu tố sống còn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc kiểm soát hình học hình dạng và vị trí của chi tiết không còn là tùy chọn mà đó là bắt buộc. MarForm MMQ 400-2 đến từ Mahr – Đức là thiết bị đo kiểm hình học tiên tiến hàng đầu, được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu đo chính xác trong các ngành công nghiệp ô tô, hàng không, y tế, cơ khí chính xác và khuôn mẫu.
Hệ thống đo lường Equator™ 300 giúp cắt giảm thời gian đo lường các bộ phận ô tô tới 80%
Tin tức đào tạo
Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe điện và hybrid, yêu cầu về độ chính xác, tốc độ đo kiểm, và khả năng truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên khắt khe hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô không chỉ phải đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất, mà còn phải tối ưu hóa hiệu suất kiểm tra trong môi trường sản xuất biến động nhiệt.
Mahr Conturo C100 – Thiết bị kiểm tra biên dạng cho các chi tiết cơ khí chính xác
Tin tức đào tạo
Trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, việc kiểm tra biên dạng của các chi tiết có hình dạng phức tạp là điều rất quan trọng. Mahr Conturo C100 chính là thiết bị lý tưởng cho phép đo lường biên dạng một cách chính xác và nhanh chóng, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI SOI NỔI & VỆ SINH KÍNH ĐÚNG CÁCH
Tin tức đào tạo
Để khai thác tối đa tiềm năng của kính hiển vi soi nổi trong công nghiệp, việc nắm vững cách sử dụng và bảo quản thiết bị là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách vận hành kính hiển vi soi nổi một cách hiệu quả và phương pháp vệ sinh đúng chuẩn, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng hình ảnh luôn tối ưu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÍNH HIỂN VI SOI NỔI
Tin tức đào tạo
Từ lâu, kính hiển vi đã trở thành một dụng cụ vô cùng quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Nhờ có thiết bị này, chúng ta có thể nhìn rõ và nghiên cứu chuyên sâu cả những thứ vô cùng nhỏ bé như vi mạch điện tử, tế bào sinh học, cấu trúc vật liệu,... Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, kính hiển vi không chỉ dừng lại ở vai trò quan sát đơn thuần mà còn trở thành một công cụ đo lường và phân tích mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Cảm biến - sensor là gì? Các loại cảm biến thông dụng trong công nghiệp
Tin tức đào tạo
Cảm biến (sensor) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của công nghệ hiện đại. Chúng có mặt ở tất cả những nơi công nghệ đặt chân tới, từ những chiếc điện thoại thông minh cho tới những hệ thống tự động hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất. Vậy cảm biến là gì và được ứng dụng như thế nào?
Mạng xã hội
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Zalo

(84) 896 555 247