Đăng ký / Đăng nhập
Giỏ hàng

Tất tần tật về đồng hồ so - Dụng cụ đo chính xác bậc nhất trong ngành cơ khí.

12/05/2025 | 13
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau? 

Khái niệm

Đồng hồ so là thiết bị đo kiểm cơ khí  dựa trên sự dịch chuyển tịnh tiến trong một phạm vi rất nhỏ của một trục đo để kiểm tra độ sai lệch hình học, biên dạng và vị trí của chi tiết như kiểm tra độ phẳng, độ song song, độ đảo, độ không đồng trục, độ vuông góc,... của các khe, rãnh. Nhờ vào độ sai số thấp và độ chính xác gần như tuyệt đối (chỉ từ 0,01mm đến 0,001mm), đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.

Khi đo kiểm, đồng hồ so cần được gá cố định vào một thiết bị khác, chẳng hạn như các loại đế gá đồng hồ so, thước đo cao. Đồng hồ so được ứng dụng chủ yếu trong ngành cơ khí, sản xuất và xây dựng.

ĐỒNG HỒ SO ĐIỆN TỬ DIGICO 505 MIP, protected

Cấu tạo và phân loại các loại đồng hồ so phổ biến

Cấu tạo:

Các bộ phận chính cấu tạo nên chiếc đồng hồ so bao gồm: 

  • Đầu đo: là phần chạm vào bề mặt chi tiết cần kiểm tra, thường được làm bằng hợp kim chống mài mòn.

  • Trục đo: tùy từng loại đồng hồ so mà có chiều dài khác nhau, đáp ứng kiểm tra những dạng chi tiết đặc trưng riêng, trục đo có chuyển động tịnh tiến dọc ống lót.

  • Ống lót: dẫn hướng và bảo vệ một phần của trục đo.

  • Cơ cấu truyền động: bao gồm hệ thống các chi tiết liên kết truyền động cho phép trục đo di chuyển và thể hiện kết quả bằng các chuyển động của kim đồng hồ đối với loại đồng hồ so có mặt hiển thị là đồng hồ kim chỉ số. Đối với loại đồng hồ so hiển thị bằng mặt điện tử, có một hệ thống cảm biến và các mạch điện tử giúp xử lý các số liệu đo được từ đầu đo.

  • Khung ngoài: Giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của đồng hồ so, cũng có thể chống nước đối với một số loại đồng hồ so.

Ngoài ra còn có nắp chụp, vít hãm, cần kẹp và một số bộ phận phụ khác tùy vào thiết kế của đồng hồ so.

Phân loại: 

Dựa vào cấu tạo, đồng hồ so được phân thành 2 loại: đồng hồ so cơ khí và đồng hồ so điện tử. So với đồng hồ so cơ khí, đồng hồ so điện tử sẽ có thêm một vài chức năng mới và hiện đại hơn tùy thuộc vàng hãng sản xuất. Phân loại cơ bản dựa vào chức năng gồm có đồng hồ so chân thẳng, đồng hồ so điện tử, đồng hồ so chân gập. 

  • Đồng hồ so cơ khí: Đây là loại đồng hồ so có đầu đo và trục đo lên xuống được, có vạch chia nằm trong khoảng 0,01mm tới 0,001mm cùng phạm vi đo nằm trong khoảng 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1 – 10mm. Loại đồng hồ so cơ khí có toàn bộ hệ thống thước đo và hiển thị kết quả cơ cấu cơ khí, mặt hiển thị là đồng hồ chia vạch, số và kim. Loại này lại bao gồm các loại như sau: Đầu đo và trục đo có thể di chuyển lên hoặc xuống.

  • Đồng hồ so điện tử: Với màn hình hiển thị LCD, kết quả đo sẽ hiển thị trực tiếp dạng số nên rất dễ đọc, đảm bảo thân thiện với người mới sử dụng, hạn chế ảnh hưởng đọc kết quả bởi các yếu tố bên ngoài. Loại đồng hồ so này xử lý các số liệu đo được thông qua các bộ cảm biến điện tử và hiển thị kết quả đo dưới dạng các số thập phân trên một màn hình LCD. Do không bị phụ thuộc vào kết cấu cơ khí bên trong thân và độ dài của trục đo, nên loại đồng hồ so điện tử được thiết kế khá gọn gàng với nhiều kiểu dáng. Và vì thế một model đồng hồ so điện tử cũng có thể phù hợp cho nhiều điều kiện đo kiểm khác nhau.

  • Đồng hồ so chân gập: Với thiết kế đầu đo nhỏ gọn và phần chân đo linh hoạt có thể thay đổi góc độ, đồng hồ so chân gập phù hợp làm việc tại các góc đo, vị trí phức tạp. Loại đồng hồ so này vẫn thường được tách riêng với đồng hồ so cơ khí do có cấu tạo đặc biệt ở phần trục đo. Đồng hồ so chân gập còn có một tên gọi khác là đồng hồ so chân què. Nhờ sự linh hoạt của đầu đo nhỏ và góc đo tự do thay đổi mà đồng hồ so chân gập được sử dụng tại những vị trí đo có không gian nhỏ hẹp, khó tiếp cận bằng loại đồng hồ so thông thường. Tùy vào chi tiết cần đo để lựa chọn loại đồng hồ đo độ phẳng, độ thẳng, độ đảo mặt, độ đảo hướng kính của mặt trọng hay đo độ không song song của rãnh. Đây là loại đồng hồ so có phạm vi đo lớn từ 20mm – 100 mm, độ chia là 0.01mm.

CÁCH ĐỌC ĐỒNG HỒ SO ĐƠN GIẢN NHẤT VinP

So sánh đồng hồ so điện tử với đồng hồ so cơ khí

Đồng hồ so điện tử được tích hợp thêm nhiều chức năng hiện đại hơn, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt giữa đồng hồ so điện tử và đồng hồ so cơ khí như:

  • Có thể thay đổi độ chia và phạm vi đo, cũng như từ mm sang inch cho phù hợp với yêu cầu đo kiểm.

  • Dễ dàng chỉnh “0” ở bất kỳ vị trí nào trong phạm vi đo.

  • Chức năng lưu trữ kết quả đo.

  • Có đầu ra dữ liệu để xử lý dữ liệu đo.

  • Dễ dàng đọc kết quả đo, tránh sai sót trong quá trình lưu chuyển dữ liệu.

Ngoài ra nhiều dòng đồng hồ so điện tử còn được tích hợp thêm nhiều chức năng khác giúp tối ưu hơn cho quá trình kiểm tra bằng đồng hồ so, như thiết lập trước giá trị dung sai cho phép, chức năng tính toán theo công thức… tùy theo từng model.

>>>Xem thêm: Báo giá đồng hồ so

V - Proud hân hạnh cung cấp các loại đồng hồ so đa dạng tới từ các thương hiệu về dụng cụ cơ khí hàng đầu thế giới như TESA hay Mitutoyo. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại từ đồng hồ so cơ khí, điện tử đến đồng hồ so chân gập với nhiều dải đo và độ chia khác nhau.

Với chính sách bảo hành uy tín và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tận tâm, V - Proud cam kết đồng hành cùng khách hàng trong mọi nhu cầu đo kiểm chính xác. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn cũng như những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mới.

 


CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD

Địa chỉ: Lô A-23 Xuân Phương Garden, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0896 665 247

Email: xinchao@v-proud.vn



Bài viết liên quan
MarForm MMQ 400-2 – Giải pháp đo hình dạng và vị trí chính xác cho sản xuất công nghiệp
Tin tức đào tạo
Trong thời đại sản xuất công nghiệp 4.0, khi chất lượng là yếu tố sống còn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc kiểm soát hình học hình dạng và vị trí của chi tiết không còn là tùy chọn mà đó là bắt buộc. MarForm MMQ 400-2 đến từ Mahr – Đức là thiết bị đo kiểm hình học tiên tiến hàng đầu, được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu đo chính xác trong các ngành công nghiệp ô tô, hàng không, y tế, cơ khí chính xác và khuôn mẫu.
Hệ thống đo lường Equator™ 300 giúp cắt giảm thời gian đo lường các bộ phận ô tô tới 80%
Tin tức đào tạo
Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe điện và hybrid, yêu cầu về độ chính xác, tốc độ đo kiểm, và khả năng truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên khắt khe hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô không chỉ phải đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất, mà còn phải tối ưu hóa hiệu suất kiểm tra trong môi trường sản xuất biến động nhiệt.
Mahr Conturo C100 – Thiết bị kiểm tra biên dạng cho các chi tiết cơ khí chính xác
Tin tức đào tạo
Trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, việc kiểm tra biên dạng của các chi tiết có hình dạng phức tạp là điều rất quan trọng. Mahr Conturo C100 chính là thiết bị lý tưởng cho phép đo lường biên dạng một cách chính xác và nhanh chóng, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI SOI NỔI & VỆ SINH KÍNH ĐÚNG CÁCH
Tin tức đào tạo
Để khai thác tối đa tiềm năng của kính hiển vi soi nổi trong công nghiệp, việc nắm vững cách sử dụng và bảo quản thiết bị là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách vận hành kính hiển vi soi nổi một cách hiệu quả và phương pháp vệ sinh đúng chuẩn, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng hình ảnh luôn tối ưu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÍNH HIỂN VI SOI NỔI
Tin tức đào tạo
Từ lâu, kính hiển vi đã trở thành một dụng cụ vô cùng quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Nhờ có thiết bị này, chúng ta có thể nhìn rõ và nghiên cứu chuyên sâu cả những thứ vô cùng nhỏ bé như vi mạch điện tử, tế bào sinh học, cấu trúc vật liệu,... Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, kính hiển vi không chỉ dừng lại ở vai trò quan sát đơn thuần mà còn trở thành một công cụ đo lường và phân tích mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Cảm biến - sensor là gì? Các loại cảm biến thông dụng trong công nghiệp
Tin tức đào tạo
Cảm biến (sensor) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của công nghệ hiện đại. Chúng có mặt ở tất cả những nơi công nghệ đặt chân tới, từ những chiếc điện thoại thông minh cho tới những hệ thống tự động hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất. Vậy cảm biến là gì và được ứng dụng như thế nào?
Mạng xã hội
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Zalo

(84) 896 555 247